Ung thư tuyến nước bọt tuy là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì nó di căn nhanh, tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc hiểu rõ về ung thư tuyến nước bọt sẽ giúp người bệnh kịp thời đối phó với căn bệnh này.
UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT LÀ GÌ?
Tuyến nước bọt là tên gọi chung của tất cả các tuyến ngoại tiết có chức năng tiết nước bọt, phân bố ở vùng khoang miệng và cổ họng. Tuyến nước bọt gồm 3 cặp tuyến lớn nằm ở mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm cùng với hàng trăm tuyến nhỏ khác phân bố trong khoang miệng và cổ họng.
Ung thư tuyến nước bọt là tình trạng các tế bào tuyến nước bọt tăng sinh mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính có khả năng di căn được gọi là bệnh lý ung thư tuyến nước bọt. Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu ở bất cứ vị trí nào của tuyến nước bọt.
Các bác sĩ thường chia ung thư tuyến nước bọt thành 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư phát triển khu trú trong một khu vực, chưa có hiện tượng xâm lấn và di căn.
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã xâm lấn ra hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn sang các cơ quan khác.
– Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác trên cơ thể.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT
Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến nước bọt có thể nhận thấy gồm:
– Có cục hoặc bị sưng trong miệng, trong má, hàm hoặc cổ.
– Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ trong thời gian dài mà không đỡ.
– Có khác biệt giữa kích thước và hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u.
– Tê ở một phần khuôn mặt.
– Có yếu các cơ ở một bên mặt.
– Khó mở miệng rộng hơn.
– Có dịch bất thường chảy ra từ tai.
– Khó nuốt đồ uống hay đồ ăn.
Một số các dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến nước bọt lành tính hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều quan trọng người bệnh phải gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tìm và điều trị nguyên nhân nếu có.
NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT
Các khối u tuyến nước bọt là rất hiếm, chiếm ít hơn 10% của tất cả các khối u đầu và cổ. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra khối u tuyến nước bọt. Nhưng người ta vẫn tổng hợp được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt, bao gồm:
– Lớn tuổi: Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư tuyến nước bọt thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi.
– Phơi nhiễm bức xạ: Bức xạ, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Dưới bức xạ mạnh, chẳng hạn như được sử dụng trong chẩn đoán X-quang, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
– Nơi làm việc tiếp xúc với các chất nhất định: Những người làm việc với các chất nhất định, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
– Sử dụng thuốc lá và rượu bia: Thuốc lá và rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư vùng đầu và cổ, nhưng chúng không liên quan chặt chẽ với ung thư tuyến nước bọt trong hầu hết các nghiên cứu.
– Chế độ ăn không hợp lý: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít rau và nhiều chất béo động vật có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được các bác sĩ áp dụng cho bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên ung thư có thể cắt bỏ được hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ phát triển của nó trong các cấu trúc lân cận. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư và một số hoặc tất cả các tuyến nước bọt xung quanh sẽ được loại bỏ. Mô mềm gần đó cũng có thể được lấy ra.
Mục tiêu là không có tế bào ung thư ở các cạnh bên của khối u được loại bỏ. Nếu ung thư hoạt động mạnh có khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng hoặc nếu nó đã lan đến các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết từ cùng một bên cổ có thể được bóc tách.
2. Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X hoặc hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.
Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng khi:
– Là phương pháp điều trị chính: Đối với một số bệnh ung thư tuyến nước bọt không thể cắt bỏ bằng phẫu thuật vì kích thước hoặc vị trí của khối u hoặc nếu người bệnh không muốn phẫu thuật vì lý do cá nhân.
– Sau phẫu thuật: Để cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể bị bỏ lại nhằm giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát trở lại.
– Ở những người bị ung thư tuyến nước bọt tiến triển: Mục đích để làm giảm các triệu chứng như đau, chảy máu hoặc khó nuốt.
3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc chống ung thư được truyền vào tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Những loại thuốc khi vào máu và đến tất cả các khu vực của cơ thể, làm cho phương pháp điều trị này hữu ích đối với các bệnh ung thư đã di căn ra khỏi đầu và cổ. Hóa trị liệu thường không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến nước bọt.
Đối với những người bị ung thư tuyến nước bọt, hóa trị thường được sử dụng khi ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa hoặc trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có chức năng thu nhỏ các khối u, nhưng nó không có khả năng chữa khỏi loại ung thư này. Một số loại thuốc hóa học giúp làm cho các tế bào ung thư dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ. Những loại thuốc này có thể được dùng cùng với xạ trị (gọi là hóa trị liệu) để ngăn chặn ung thư nước bọt có nguy cơ cao quay trở lại sau phẫu thuật.
4. Điều trị hỗ trợ
Điều trị hỗ trợ rất quan trong giai đoạn trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư. Điều trị hỗ trợ giúp giảm nhẹ các vấn đề của ung thư cũng như các tác dụng không mong muốn của các biện pháp điều trị.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:
– Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.
– Tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân như thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập, hỗ trợ điều trị tâm lý,…
– Nâng cao chế độ dinh dưỡng, phối hợp bổ sung các loại rau củ, vitamin, khoáng chất,…
– Cân nhắc phối hợp điều trị với các bài thuốc đông y, các biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền,…
– Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ được kiểm chứng như fucoidan.
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan Extract Granule (Nhật Bản) hiện là sản phẩm được rất nhiều người bệnh ung thư tin dùng. Nano Fucoidan Extract Granule là sản phẩm với thành phần chính Fucoidan được chiết xuất từ loại tảo nâu Mozuku ở Nhật Bản, có tác dụng vượt trội trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Nano Fucoidan Extract Granule có khả năng phát hiện và tác dụng lên các tế bào ung thư khiến chúng tự chết hoặc thu nhỏ lại, không có khả năng phát triển lớn hơn. Đây được gọi là tác dụng trúng đích, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn làm giảm các triệu chứng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, từ đó nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Đặc biệt, Nano Fucoidan Extract Granule được bào chế dưới dạng siêu vi, giúp hấp thu dễ dàng hơn. Và trong mỗi phần uống (2 grams) có chứa tới 600mg Nano Fucoidan, tương đương với 3000mg Fucoidan thông thường về mặt hiệu quả. Nhờ đó, lượng Fucoidan cơ thể hấp thụ được sẽ gấp 3 – 5 lần so với các loại Fucoidan khác.